Top Ad unit 728 × 90

BÀI MỚI

Liệu bạn có mắc bệnh sỏi thận?

Qua những triệu chứng và  sẽ giúp bạn tự test kiểm tra tình trạng sức khoẻ của bạn. Ngoài ra, bạn nên biết một vài kiến thức bổ ích dưới đây cũng sẽ hỗ trợ biết phải làm như thế nào để ngăn ngừa chứng bệnh này.
Biểu hiện của bệnh
Sỏi thận được hình thành khi có sự tạo “ khối” của các thành phần trong nước tiểu (gồm có canxi và axit uric).
Phần lớn, sỏi và sạn thận tích tụ ở bể thận, tại vị trí mà nước tiểu chứa đựng nhiều nên ứ đọng lại, từ bể thận nối 2 ống niệu quản nhỏ để đổ vào bàng quang.
Nếu viên sỏi nhỏ sẽ tự đào thải ra ngoài cơ thể theo đường tiểu và bệnh nhân ít khi thấy chúng. Còn những viên sỏi lớn, thì đây là “vấn đề” cần phải bàn đến. Nó sẽ  gây đau đớn khi di chuyển bởi nước tiểu đẩy xuống phía dưới đó là bàng quang. Nếu viên sỏi ở trên đầu trên của niệu quản, thì xuất hiện ứ nước bể thận. Có thể ứ nước độ I, độ II, độ III. Từ đó cơn đau quặn lại xuất hiện. Cơn đau nhiều ít phụ thuộc vào vị trí, kích thước viên sỏi. Kèm theo triệu chứng bí đái, đái buốt, đái gắt hay đi tiểu mót.   
 Những triệu chứng cơ bản của bệnh sỏi thận:
- Đau vùng lưng, hông, hoặc hố chậu nơi niệu quản đi qua, giống như đau ruột thừa, có khi kèm buồn nôn
- Đi tiểu nhiều lần vào ban đêm, đau rát khi đi tiểu, có khí màu nước tiểu hồng do ra máu vì sỏi làm xây xát thành mạch.
- Với nam giới, bệnh sỏi thận gây đau vùng tinh hoàn, vùng bẹn
- Đau bụng  dưới,  vùng háng, người hơi sốt, hay bị rùng mình ớn lạnh
- Nước tiểu có màu không bình thường
 Những người trẻ tuổi và trung niên là đối tượng có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn so với những người già
Nguyên nhân sỏi thận:
 - Uống quá ít nước sẽ đư đến nguy cơ bị sỏi thận.
- Do di truyền, hay do rối loạn chuyển hóa như bị bệnh gout, bệnh viêm ruột, viêm đường tiết niệu, dạ dày mãn tính cũng ảnh hưởng lớn đến sỏi thận, . Vì sao vậy! vì dạ dày không hấp thu được dưỡng chất, muối khóang, lipit .. đào thải ra ngoài. Làm cho môi trường nước nước tiểu ô nhiễm, hàm lượng các chất ấy quá cao gây tích tụ sỏi.
- Ăn uống không điều độ như ăn quá nhiều thức ăn có chứa oxalat (có trong socola, nho, trà, rau bina, dâu tây), cũng rất dễ mắc sỏi thận.
Chế độ ăn kiêng gây thiếu chất, đặc biệt là vitamin B6 và magie, cùng với sự dư thừa hàm lượng vitamin D là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận. Do ăn kiêng sợ các chất canci như cua, tôm, ốc càng làm thiếu can xi trong máu. Chính thiếu can xi trong máu, nước tiểu thì khó hòa tan được sỏi thận có canxi..

Sự mất cân bằng của các vitamin và khoáng chất có thể làm tăng hàm lượng canxi oxala trong nước tiểu.  Khi hàm lượng quá cao, canxi oxala không được phân huỷ, và sẽ tạo nên sự kết tinh( đóng cục), dẫn đến bệnh sỏi thận.
Giảm đau khi mắc sỏi thận 

- Uống 3- 4 cốc nước ép quả nam việt quất mỗi ngày
- Uống hoặc dùng ít nhất 1 lần cây atisô mỗi tuần, đây cũng là biện pháp ngăn ngừa sỏi
- Chườm khăn nước muối nóng lên vùng thận sẽ giúp giảm đau
- Đun sôi nước cần tây và mùi tây, để nguội rồi uống hỗn hợp nước này sẽ giúp giảm đau do bệnh sỏi thận gây ra
- Uống 1 cốc nước chanh hoặc cam mỗi ngày
- Uống nước củ cải đường hàng ngày nếu ở Châu Âu, Châu Mỹ, hoặc uông nước mía tươi nguyên chất mỗi ngày 1 ly.
- Tăng cường uống nước sẽ giúp ngừa việc hình thành sỏi và lọc bỏ những cặn bã tích tụ lâu ngày gây sỏi thận, giúp đào thải tốt

Liệu bạn có mắc bệnh sỏi thận? Reviewed by Unknown on 02:51 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

All Rights Reserved by CÁCH CHỮA BỆNH SỎI THẬN HIỆU QUẢ © 2014 - 2015
Powered By Blogger, Designed by Sweetheme

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.