Top Ad unit 728 × 90

BÀI MỚI

Những biến chứng thường gặp của sỏi thận

Không phải hòn sỏi nào cũng phải điều trị. Chỉ có những hòn sỏi có khả năng gây ra những biến chứng cho cơ thể thì mới cần phải loại nó mà thôi.

Những biến chứng do sỏi đem lại gồm:
Bế tắc
Những hòn sỏi nằm trong lòng đường tiểu như đài thận, bồn thận, bọng đái đều có khả năng rơi vào niệu quản hoặc niệu đạo và gây ra bế tắc. Khi có hiện tượng này, hệ niệu sẽ phản ứng để cố gắng tống hòn sỏi ra khỏi chỗ tắc nghẽn bằng cách tăng cường co bóp, từ đó dẫn đến ba hậu qủa trực tiếp:
 + Gây ra các cơn đau bão thận
 + Gây ra sự trướng nở hệ niệu mà chuyên môn gọi là thận ứ nước hoặc niệu quản ứ nước. Hiện tượng này sẽ mất đi sau khi hòn sỏi được lấy ra kịp thời. Nhưng nếu sau một thời gian ứ nước kéo dài, đôi khi thận không còn khả năng hồi phục nữa nên sau đó, dù đã khỏi bệnh rồi mà khi siêu âm, thận vẫn còn ứ nước độ I hoặc độ II. Muốn tránh điều tai hại này chỉ có cách là phải điều trị dứt điểm, kịp thời.
+ Bí tiểu
 
 Nhiễm trùng
Ngoài việc nhiễm trùng niệu là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi, hòn sỏi nằm lâu ngày trong hệ niệu là nơi vi trùng tụ tập và phát triển, do đó sẽ gây nhiễm trùng. 
Nhiễm trùng nhẹ thì chỉ có các triệu chứng như tiểu gắt, đau lưng, thử nước tiểu thấy có bạch cầu một + hoặc hai +. Nhiễm trùng nặng hơn có thể gây ra tiểu ra mủ, sốt cao. Nếu phối hợp với bế tắc đường tiểu thì có thể gây ra thận ứ mủ hoặc thận hoá mủ.
Nếu để bệnh phát triển đến giai đoạn này mới điều trị thì khả năng của y khoa rất có giới hạn, người phẫu thuật viên thường chỉ dám đặt một ống vào thận để dẫn lưu mủ ra ngoài rồi chờ cho tình trạng nhiễm trùng giảm đi, bệnh nhân khá hơn  mới dám điều trị triệt để.
Khổ thay, trong giai đoạn đó, cách điều trị tốt nhất là cắt bỏ qủa thận bị hư để tránh bị mủ tái phát. Nếu trong trường hợp thận bên kia không có hoặc không còn hoặc cũng bị sỏi thì vấn đề hết sức khó khăn. Người bác sĩ phải cân nhắc nhiều và tận lực mới có thể đem lại cho bệnh nhân một cuộc sống bình thường.
Suy thận cấp
Xảy ra khi cả hai quả thận đều bị bế tắc cùng một lúc. Khi đó bệnh nhân sẽ không có một giọt nước tiểu nào cả và tình trạng có thể dẫn đến tử vong nếu không kịp điều trị trong vòng vài ngày.
 
Suy thận mạn tính
Khi thận bị sỏi, quá trình nhiễm trùng, ứ nước lâu ngày sẽ hủy hoại dần dần chủ mô thận. Các bạn nên biết cả hai thận có khoảng chừng một triệu đơn vị thận. Trong suốt quá trình đó, luôn luôn có một số đơn vị thận chết đi qua thời gian mà không bao giờ có hiện tượng tái sinh.
Nếu vắng khoảng 50% số đơn vị thận, người ta vẫn có thể sống một cách bình thường. Nhưng nếu vắng đến 75%, tình trạng suy thận sẽ xuất hiện. Lúc đó, người bệnh sẽ phải cần đến các biện pháp rất tốn kém để duy trì sinh mạng như chạy thận nhân tạo hay ghép thận.
Ghép thận thì nước ta chưa có điều kiện để phát triển nhân rộng, còn thận nhân tạo thì chỉ có một vài trung tâm có, chi phí để chạy thận nhân tạo định kỳ suốt đời thì chỉ có một số hiếm hoi các gia đình có đủ khả năng tài chính để chịu đựng.
Vỡ thận
Bình thường thận nằm trong vùng hốc lưng, được che chở rất kỹ do xương sườn, thành bụng nên phải chấn thương rất nặng mới có thể vỡ. Nhưng khi bị ứ nước to, vách lại mỏng đi nên đôi khi, chỉ một chấn thương nhẹ cũng có thể làm cho thận vỡ được. Trường hợp này tuy hiếm gặp nhưng đã có một bệnh nhân bị sỏi làm ứ nước mà không biết. Đến khi đi khiêu vũ, người bạn nhảy thò tay móc lưng hơn mạnh trong một màn trình diễn fantasie mà vỡ thận.
Xem thế mới biết biến chứng của sỏi thận cũng nhiều mà mức độ nguy hiểm cũng không kém. Vấn đề phòng ngừa các biến chứng này chỉ là cố gắng phát hiện sớm và điều trị thật sớm mà thôi.
Những biến chứng thường gặp của sỏi thận Reviewed by Unknown on 19:07 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

All Rights Reserved by CÁCH CHỮA BỆNH SỎI THẬN HIỆU QUẢ © 2014 - 2015
Powered By Blogger, Designed by Sweetheme

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.