Sỏi tiết niệu là gì, niệu quản là gì
Sỏi tiết niệu là bệnh có tỷ lệ mắc cao ở Việt Nam, để chữa bệnh này cần được phát hiện sớm, bệnh thường xảy ra ở nam hơn là nữ.
Bệnh học sỏi tiết niệu
Trong nước tiểu của mỗi người bình thường thì các tinh thể của các chất được hòa tan vào nước tiểu, như calci và oxalat. Các chất thường gặp ngoài Calci, oxalat là Phosphat, Magié, Urat, Cystine.
Bệnh sỏi tiết niệu, chẩn đoán bệnh và cách điều trị bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu |
Đại cương bệnh sỏi tiết niệu
Bệnh thường gặp nhất của đường tiết niệu là sỏi thận, sỏi tiết niệu, và nam giới mắc bệnh này nhiều hơn nữ giới. Độ tuổi thường mắc bệnh này thường là từ 30 tuổi- 55 tuổi. Sỏi Acide Urique là bệnh mà những bệnh nhâm ở các nước phát triển bị nhiều hơn các nước đang phát triển. Ở Việt nam, sỏi Amoni- magie phosphat ( hay còn gọi là struvic) chiếm tỷ lệ khá cao Bởi vì do ăn uống không hợp lý, ( do ăn quá nhiều đạm, nhiều Hydrat Carbon, Natri, Oxalat), vùng nhiệt đới,... đó là những yếu tố chính gây nên bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu. Các loại sỏi Calci thường là sỏi vùng bàng quang, còn các sỏi như sỏi urat, cystin thường không cản quang.
Nguyên nhân gây bệnh sỏi hệ tiết niệu
Sỏi thân, sỏi tiết niệu có cấu trúc như thế nào ?
Theo như nghiên cứu của Bownam và Meckel đã nghiên cứu thì sỏi niệu quản có tính chất đặc thù gồm hai yếu tố:
- Chất Mucoproteine, làm chất nền, chất keo dính gắn các tinh thể lại với nhau để tạo sỏi.
- Những tinh thể của cách chất được hòa tan trong nước tiểu như Calci, Oxalat, các chất phostphat, Magie, Cystine
Đó vẫn là bước khám phá quan trọng của hai nhà khoa học, tuy nhiên nhưng hiểu biết, nghiên cứu về vai trò của chất Mucoprotein hiện nay vẫn không được biết nhiều.
Những Điều Kiện gây bệnh sỏi tiết niệu, điều kiện phát sinh sỏi
Điều kiện thường gây ra sỏi tiết niệu là nước tiểu bị cô đặc quá nước.
Hai điều kiện có thể làm cho các tinh thể hòa tan bị lắng đọng xuống được:
- Dung dịch được để yên tĩnh, không bị khuấy động
- Có dị vật như xác tế bào, vi khuẩn, sợi chỉ,... thì cái này có thể trở thành nhân để tinh thể lắng đọng tập trung tạo thành sỏi.
Dưới sự ảnh hưởng, tác động của một số loại vi khuẩn, sự thay đổi pH nước tiểu làm cho các chất tinh thể hòa tan kết dính lại với nhau. Các lạo vi khuẩn này thường là các chủng loại như Proteus Mirabilis có thể tiết ra men urésase, men này phân hùy urée thành amoniaque----> dẫn đến nước tiểu sẽ bị kiềm hóa (pH> 6.5) , cho nên các chất Photsphate - magie sẽ bị kết tinh. Còn nếu pH nước tiểu trở nên acid có nghĩa là pH<6 thì Urat sẽ kết tinh lại.
Các loại sỏi niệu quản, sỏi thận thường gặp
Sỏi Oxalat
Vì nước ta là nước nhiệt đới nên đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh sỏi oxalat phát triển gây bệnh sỏi oxalat, sỏi thận.
Sỏi Calcium
Là loại sỏi cực kỳ phổ biến, chiếm khoảng 80%- 90% trong tổng các trường hợp gây bệnh. Sỏi calcium được tạo ra vì những nguyên nhân làm tăng nồng độ calci trong nước tiểu tăng cao như:
+Gãy xương lớn, bị bất động nhiều ngày, lâu ngày
+ Dùng quá nhiều Vitamin D và Corticoid
+ Do cường tuyến giáp cận giáp
+ Di căn của ung thư đã qua xương, gây phá hủy xương
( còn tiếp)
Xem thêm
Những lý do hình thành sỏi
Sỏi ảnh hưởng lên thận, đường tiết niệu như thế nào
Điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu, sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu là gì, niệu quản là gì
Reviewed by Nguyễn Viết Hương
on
08:48
Rating:
Không có nhận xét nào: